Trần thạch cao

Hiện nay nhu cầu sửa chữa, cải tạo nhà ở đang ngày càng tăng lên khiến cho số lượng những công ty dịch vụ cải tạo nhà cửa cũng cứ thế mà tăng dần. Và dịch vụ cải tạo trần thạch cao cũng bao gồm luôn trong đó, nhưng bạn lại băn khoăn trong việc lựa chọn dịch vụ của doanh nghiệp, đơn vị nào uy tín? Hãy liên hệ với chúng tôi, Nhà Thầu Nguyễn Lâm tự tin là công ty tiên phong trong lĩnh vực cung cấp toàn diện giải pháp MRO (M-aintenance: bảo trì, R-epair: sửa chữa, O-peration: vận hành) cho nhà máy, hệ thống sản xuất công nghiệp.

Với 7 năm kinh nghiệm bảo trì, sửa chữa và lắp đặt trên toàn miền Nam. Chúng tôi có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, trang thiết bị hiện đại, đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công.

Chúng tôi sẽ mang đến cho quý khách hàng những trải nghiệm về dịch vụ, chất lượng tốt nhất với chi phí thấp nhất.

Sau một khoảng thời gian nhất định căn nhà, nhà xưởng và công ty của bạn được sử dụng và nếu xuất hiện hiện tượng xuống cấp cũng là tình trạng chung của nhiều gia đình. Phải kể đến các bức tường có sự đổi màu, trần thạch cao mục xuất hiện các vết loang khiến không gian sống của gia đình mất thẩm mỹ.

Tại sao phải cải tạo trần thạch cao, sơn tường? 

  • Nguyên nhân phổ biến tiếp theo đến từ tường nhà bị thấm nước lâu ngày gây nên ẩm mốc, bong tróc. Đất nước ta thuộc khu vực có thời tiết ẩm thấp, mưa bão nhiều, tác động trực tiếp tới ngôi nhà. Nguyên nhân khác nữa có thể là do lúc trước xây dựng sử dụng sơn kém chất lượng dẫn đến tình trạng bong tróc.
  • Những bức tường bị đổi màu và loang lổ dần theo năm tháng
  • Trần thạch cao sử dụng lâu ngày dẫn đến tình trạng ố vàng, bị nứt, rạn có thể bị ngấm nước dẫn đến tình trạng mục, vỡ, rơi rụng,…ảnh hưởng đến sự an toàn của nhân viên trong công ty, trong ngôi nhà của bạn.
  • Do trần thạch cao có hệ thống khung giá đỡ, khung xương được làm bằng sắt, thép nên lâu ngày những chất liệu đó có thể bị rò rỉ và ảnh hưởng đến đường dây điện cộng với hệ thống bóng đèn được lắp phía trên trần nhà.
  • Do trần thạch cao ngăn cách đường ống nước và đường dây điện bằng lớp bê tông phía trên nên khi sửa chữa đường ống nước hoặc đường dây điện, bạn phải tháo dỡ lớp trần thạch cao.
  • Do chủ sở hữu muốn thay đổi phong cách của kiến trúc công ty nên muốn cải tạo lại lớp trần thạch cao cho đẹp mắt và mới lạ.

Quy trình cải tạo tường

Bước 1: Xử lý bề mặt

Xử lý tường cũ sao cho thật nhẵn nhụi, không bị nứt hay còn bám bụi bẩn.

Bước 2: Thi công keo dán

Sử dụng các loại keo dán để cố định và làm chắc lại các mặt tiếp xúc của tường.

Bước 3: Chống thấm và xử lý các vết nứt

Bước 4: Sơn lớp bả matit

Khi lớp nền cùng các vết nứt nhỏ được xử lý thì bước tiếp theo sẽ là bắt đầu sơn bả matit. Trong cải tạo tường nhà thì sơn bả matit giúp lớp sơn được mượt mà hơn, tránh được tình trạng bong tróc, khó lên màu hay không đều màu.

Bước 5: Đánh bóng bề mặt

Sau khi thi công lớp matit, nếu bề mặt tường vẫn còn những chỗ chưa đều, còn nhiều lồi lõm, một kinh nghiệm hữu ích là sử dụng giấy nhám để chà nhám cho bề mặt tường. Khi đánh bóng nên chú ý đánh ở vị trí như góc tường và chân tường bởi đây là những nơi quan trọng chịu lực liên kết của bức tường cho cả phần trên và dưới nên cần được đầu tư thời gian và công sức hơn.

Bước 6: Sơn lót và sơn phủ

Sơn lót

Một lớp sơn lót trên bề mặt tường là điều không thể thiếu. Lớp sơn lót làm màu sơn trên bức tường lên màu tối ưu và lên màu đều hơn. Ngoài ra, sơn lót còn có tác dụng kháng khuẩn, làm mịn, sáng bóng cả hệ thống các lớp sơn tường và do đó, giữ cho màu sơn cũng như tuổi thọ cao hơn. Đây là bước thi công bạn không thể bỏ qua, về lâu về dài tường nhà cũng sẽ không bị ăn mòn do mưa hay nắng.

Sơn phủ

Lớp sơn phủ có lẽ là lớp sơn cuối cùng trước khi kết thúc quá trình cải tạo tường nhà. Đối với sơn phủ, bạn nên sơn từ 2 – 3 lớp dày khoảng 0.5-1mm bởi vì nếu sơn 1 lớp thì lớp sơn đó sẽ không đều màu gây mất thẩm mỹ. Khi sơn nên chú ý khoảng thời gian đợi khô sơn trước. Khi sơn xong 1 lớp nào, bạn phải chừa một khoảng thời gian đủ để cho lớp sơn trước khô hoàn toàn mới tiến hành qua sơn lớp tiếp theo.

Quy trình cải tạo trần thạch cao

Bước 1: Xác định độ cao của trần lấy, đánh dấu chiều cao của trần bằng ống nivo sau đó đánh dấu vị trí của trần nhà trên vách tường hoặc cột nhà

Bước 2: Tùy thuộc vào loại vách nên sử dụng khoan hay búa đóng đinh để cố định thanh viền tường vào tường hay trên vách. Tùy theo vách tường hoặc cột nhà, bạn sẽ định khoảng cách giữa các lỗ đinh hay lỗ khoan nhưng không được quá 300mm

Bước 3 + 4: Phân chia trần nhà

Để đảm bảo được độ rộng của tấm trần và khung sắt, trần nhà phải được chia thích hợp khoảng cách của thanh chính và thanh phụ

Bước 5: Móc

Xác định khoảng cách phân chia tối đa giữa các điểm và khoảng cách từ vách tường tới móc đầu tiên

Bước 6: Thanh dọc – Thanh chính

Thanh dọc được nối với nhau bằng cách gắn lỗ mộng của đầu thanh nay với lỗ mộng đầu thanh kia

Bước 7: Thanh ngang – Thanh phụ

Thanh ngang được lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính và phải đảm bảo được kích thước thiết kế

Bước 8: Điều chỉnh

Sau khi lắp đặt xong bạn cần phải điều chỉnh cho khung ngay ngắn và điều chỉnh mặt bằng khung cho thật phẳng.

Bước 9: Lắp đặt tấm lên khung đã hoàn chỉnh

Cần phải sử dụng kẹp giữ các tấm trần thạch cao loại nhẹ, phải có ít nhất 2 kẹp cho mỗi bên và cho mỗi góc của tấm trần có 1 kẹp.

Bước 10: Kẹp tường

Dùng kẹp cố định các trần dọc vào tường

Bước 11: Xử lý các viền trần

Đối với sườn trần: Dùng cưa hoặc kép để cắt đi những phần thừa

Đối với mặt tấm trần, phải dùng cưa răng hoặc nhuyễn hoặc lưỡi dao bén vạch trên mặt tấm trần thạch cao rồi bẻ tấm trần ra theo hướng dẫn đã vạch, dùng dao rọc đi các phần giấy còn lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *